“Vận mệnh đánh úp kẻ không biết lường trước. Người luôn đề phòng thì có thể chịu đựng một cách dễ dàng.”
—SENECA, ON CONSOLATION TO HELVIA, 5.3
Có một câu chuyện về một thiền sư đã có một chiếc cốc quý giá tuyệt đẹp. Thiền sư sẽ lặp lại với chính mình, “Cốc đã bị vỡ rồi”. Ông rất thích chiếc cốc. Ông đã sử dụng nó. Ông đã khoe nó với du khách. Nhưng trong tâm trí ông, nó đã bị vỡ. Và thế là một ngày nọ, khi nó thực sự vỡ, ông chỉ đơn giản nói, “Tất nhiên là vậy rồi”.
Đây cũng là cách suy nghĩ của những nhà Khắc kỷ. Có một câu chuyện có thật về Epictetus và một chiếc đèn. Ông không bao giờ khóa cửa nhà, và vì vậy chiếc đèn đắt tiền của ông đã bị đánh cắp. Khi Epictetus thay thế nó, ông đã thay thế nó bằng một cái rẻ hơn để ông có thể ít gắn bó với nó hơn nếu nó bị đánh cắp một lần nữa.
Sự sụp đổ – cảm giác chúng ta hoàn toàn bị nghiền nát và bàng hoàng trước một sự kiện – chỉ ra rằng chúng ta ngay từ đầu đã không hề xem xét tình huống này có thể sẽ xảy ra. Không ai cảm thấy vỡ vụn khi thấy tuyết rơi vào mùa đông, vì chúng ta đã chấp nhận (thậm chí còn lường trước) những sự việc như vậy. Còn những biến cố làm chúng ta bất ngờ thì sao? Chúng ta sẽ không quá sốc nếu ngay từ đầu đã thực sự cân nhắc đến trường hợp có thể xảy ra.