“Đừng tự suy diễn những điều nằm ngoài sự thật. Nếu ngươi được báo là có ai đó nói xấu ngươi — thì nó chỉ có nghĩa như vậy, chứ nó không mang nghĩa là ngươi đã bị hãm hại. Tương tự thế, ta thấy con trai mình ốm — chứ không có nghĩa là mạng sống của nó bị đe dọa. Vậy nên hãy chỉ chú ý đến những thông tin ban đầu, đừng suy diễn thêm — bằng cách đó, chẳng có gì có thể làm hại ngươi.”
— MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 8.49
Ban đầu thì có vẻ điều này trái ngược với tất cả những gì bạn đã được học. Chẳng phải ta cần tích lũy trí tuệ, học cách tư duy phản biện một cách chính xác để ta không chỉ đơn giản chấp nhận những giá trị bề nổi? Đúng là như vậy trong hầu hết các trường hợp. Nhưng cũng có lúc cách tiếp cận này có thể phản tác dụng.
Một triết gia sẽ có khả năng, mà Nietzsche đã miêu tả “dũng cảm dừng lại ngay tại bề nổi” và nhìn mọi thứ một cách đơn thuần và khách quan. Không hơn, không kém. Vâng, Stoic được ngài đánh giá là “hời hợt” và “thiếu chiều sâu”. Lúc này, trong khi những người khác dễ bị kích động bởi sự việc, thì chúng ta sẽ luyện tập điều này. Luyện tập sự thực dụng một cách trực diện — nhìn mọi thứ như đúng các ấn tượng ban đầu mang lại.