“Thứ gì không lợi lạc cho cả tổ ong cũng sẽ không lợi lạc cho con ong.”
– MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 6.54
Trong khái niệm sympatheia của Chủ nghĩa Khắc kỷ có bao gồm quan điểm cho rằng mọi thứ trong vũ trụ đều kết nối với nhau, và đều là một phần của tổng thể. Marcus Aurelius là một trong những người đầu tiên viết về quan điểm về Chủ nghĩa Thế giới (cosmopolitanism) – ông cho rằng mình là một công dân của thế giới, chứ không phải của mỗi Rome.
Ý tưởng bạn là một chú ong trong tổ ong là lời gợi nhớ về góc nhìn này.
Marcus thậm chí còn phát biểu mệnh đề ngược của ý tưởng này sau đó trong cuốn Suy tưởng (Meditation), chỉ để mình không quên, rằng: “Thứ gì không có hại cho xã hội cũng không có hại cho cá nhân”
Chỉ vì thứ gì đó tệ với bạn không đồng nghĩa rằng nó cũng có hại cho nhiều người khác. Chỉ vì thứ gì đó mang lại lợi ích cho bạn không có nghĩa rằng người khác cũng được hưởng lợi từ nó. Hãy nghĩ về những nhà quản lý quỹ dự phòng sử dụng quỹ để đặt cược ngược lại nền kinh tế – họ kiếm được lợi nhuận nhờ vào việc mọi người đều thiệt hại và mọi thứ đều sụp đổ. Liệu đó có phải kiểu người bạn muốn trở thành? Một người theo Chủ nghĩa Khắc kỷ sẽ thấu hiểu được những động lực đúng đắn và những hành động xuất hiện từ đó sẽ mang lại lợi ích cho tổng thể một cách tự nhiên; và đó là mong muốn chính đáng của một người sáng suốt. Ngược lại, nếu cả xã hội đều có những những hành động sáng suốt và tốt đẹp thì nó sẽ đem đến lợi ích cho từng cá nhân.