“Có gì phải ngại việc trích dẫn một câu văn hay của một tác giả viết tệ?”
— SENECA, ON TRANQUILITY OF MIND, 11.8
Một trong những điều ngạc nhiên trong các lá thư và bài thuyết giảng của Seneca là ông thường xuyên trích dẫn những câu nói của triết gia Epicurus. Tại sao nó lạ? Vì chủ nghĩa Khắc kỷ và triết học của Epicurus là hai thái cực hoàn toàn đối lập nhau! (thực tế là cho dù có khác biệt đó tuy lớn nhưng đó là vì bị phóng đại lên)
Nhưng đó là cách làm của Seneca. Ông theo đuổi sự thông thái, chấm hết. Không quan trọng nó xuất phát từ đâu. Đây là điều mà các đối tượng đi tìm sự “chính thống” — trong tôn giáo, triết lý, trong mọi thứ — dường như đã bỏ qua. Ai quan tâm tri thức đó thuộc về một học giả Khắc kỷ nào hay không, ai quan tâm liệu tri thức đó có cân bằng hài hòa với Chủ nghĩa Khắc kỷ hay không? Điều quan trọng là, tri thức đó có khiến cuộc sống của bạn tốt hơn không, tri thức đó có khiến bạn tốt hơn không.
Sẽ có bao nhiêu tri thức hay sự trợ giúp bạn có thể tìm được hôm nay nếu bạn dừng việc kiểm tra ai là tác giả và sự uy tín của nó đến đâu? Bạn có thể mở rộng tầm nhìn hơn bao nhiêu, nếu bạn chỉ thuần túy tập trung vào giá trị [của tri thức]?