“Thật vậy, bị lưu đày thì ảnh hưởng gì đến việc tự giáo dục bản thân hay tự trau dồi đức hạnh? Chưa từng ai vì bị lưu đày mà mất đi phẩm chất tự học và rèn luyện những điều cần thiết cả.”
—MUSONIUS RUFUS, LECTURES, 9.37.30 — 31, 9.39.1
Sau cuộc đại phẫu vào những năm cuối đời, tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt được báo rằng ông sẽ phải ngồi xe lăn cho đến khi lìa trần. Với tính cách bấy lâu của mình, ông ngang tàng rằng: “Chẳng sao cả! Tôi vẫn có thể xoay sở được!”
Đây là cách chúng ta đáp lại với cuộc đời — Bạn vẫn có thể xoay sở chỉ với những gì bạn có. Không gì ngăn cản bạn học hỏi. Thật ra mà nói những tình huống ngặt nghèo mới là những cơ hội ban cho chúng ta những bài học thực tế nhất, cho dù đây không phải là những bài học mà ta yêu thích.
Musonius Rufus, bị lưu đày ba lần (hai lần bởi bạo chúa Nero và một lần bởi Hoàng đế Vespasian), thế nhưng việc bị ép phải rời bỏ cuộc sống và quê hương không làm cho việc nghiên cứu triết học của ông bị ảnh hưởng. Để đáp lại tình huống mà đời bắt ông chịu đựng, ông nói rằng “Chẳng sao cả! Ta vẫn có thể xoay sở được.” Và ông ấy đã làm được điều đó, ông đã dành ra chút thời gian ít ỏi trong giai đoạn bị lưu đày để giảng dạy cho học trò tên là Epictetus, và nhờ thế đã giúp đưa Chủ nghĩa Khắc kỷ đến với thế giới.