“Triết học không phải mưu mẹo của đầu óc, hay được tạo ra để khoe khoang. Triết học không quan tâm đến từ ngữ, mà quan tâm đến sự thật. Nó không được dùng để mang lại niềm vui cho ngày mới, hay làm nhẹ bớt sự bứt rứt trong những thời gian rảnh của chúng ta. Triết học định hình và xây dựng nên tâm hồn, mang lại trật tự cho cuộc sống, đưa đến những hướng dẫn cho hành động, chỉ ra thứ gì nên và không nên làm — nó như bánh lái, quyết định hải trình khi chúng ta ở trên đại dương của sự không chắc chắn. Không có nó, không ai có thể sống một cách không sợ hãi hay không ưu phiền. Hằng hà vô số thứ diễn ra trong từng giờ và đòi hỏi những lời khuyên; mà những lời khuyên đó được tìm thấy trong triết học.”
— SENECA, MORAL LETTERS, 16.3
Có câu chuyện như sau về Cato Trưởng lão, người là cụ của Cato Trẻ và là một nhân vật xuất chúng thời La Mã. Ngày nọ, Cato chứng kiến màn hùng biện của Carneades, một triết gia theo chủ nghĩa Hoài nghi — lúc này đang đánh bóng về tầm quan trọng của công lý. Nhưng ngay hôm sau, Cato lại được nghe Carneades lên tiếng đầy đam mê về những vấn đề của công lý — hắn ta cho rằng đây đơn giản là công cụ của nhà cầm quyền để tạo ra trật tự. Cato kinh ngạc với dạng “triết gia” này, kẻ coi chủ đề quan trọng như thế này không khác gì chủ đề để tranh luận — kẻ chỉ biết tranh luận hai phía [ủng hộ và phản đối], mà chủ yếu để thể hiện là chính. Để làm gì cơ chứ?
Do đó, Cato hối lộ Viện nguyên lão để đưa Carneades về Athens — ở đó, hắn không còn có thể thể tiêm nhiễm vào đầu trẻ em La Mã với mớ chiêu trò hùng biện của mình. Đối với một người thực hành chủ nghĩa Khắc kỷ, cái việc bàn luận không đâu một vấn đề nào đó — tin tưởng hay phản đối hai ý kiến trái ngược — là điều đặc biệt lãng phí thời gian, sức lực và cả đức tin. Như Seneca đã nói, triết học không phải trò đùa. Nó có ý nghĩa hơn thế — nó phục vụ cho cuộc sống.