“Nhưng triết học là gì? Không phải nó chỉ đơn giản là chuẩn bị cho những gì có thể xảy đến? Ngươi có hiểu rằng nó thực sự giống việc nói rằng nếu ta chuẩn bị tinh thần để chịu đựng thì hãy để bất cứ điều gì xảy ra theo cách nó muốn? Nếu không, nó sẽ giống như võ sĩ thoát khỏi võ đài vì anh ta bị ăn vài cú. Trên thực tế, ngươi có thể rời khỏi sàn đấu quyền anh mà không có hậu quả, nhưng lợi lộc gì sẽ đến từ việc từ bỏ theo đuổi sự thông thái? Vậy nên, mỗi chúng ta nên nói gì với mọi thử thách mà chúng ta phải đối mặt? ‘Đây là điều ta đã luôn được huấn luyện, vì đây là quy tắc của ta.’”
— EPICTETUS, DISCOURSES, 3.10.6–7
Những người theo Chủ nghĩa Khắc kỷ yêu thích việc sử dụng phép ẩn dụ đấm bốc và đấu vật giống như cách chúng ta dùng cho bóng chày và bóng đá ngày nay. Điều này có lẽ là do các môn thể thao của lối pankration, theo nghĩa đen: “toàn dùng sức”, nhưng là một hình thức võ thuật hỗn hợp thuần túy hơn người ta thấy ngày nay ở UFC đã là thứ không thể thiếu trong thời thơ ấu và trưởng thành của những người Hy Lạp và La Mã. (Trên thực tế, phân tích gần đây đã tìm thấy các bằng chứng về “tai súp lơ”, một vết thương vật lộn thông thường, trên các bức tượng Hy Lạp.) Những người theo đuổi theo Chủ nghĩa Khắc kỷ đề cập đến các cuộc chiến vì nó là những gì họ quen thuộc.
Seneca viết rằng người có sự thành công mà không có vết trầy xước thì thật yếu đuối và dễ bị đánh gục trên võ đài, nhưng “một người luôn đương đầu với những bất hạnh có được một làn da chai lỳ với khổ đau. Người này, như ông nói, chiến đấu một mất một còn và không bao giờ bỏ cuộc.
Đó cũng là những gì Epictetus nói đến. Bạn là loại võ sĩ nào nếu bạn rời đi vì bạn bị đánh? Đó là bản chất của thể thao! Điều đó sẽ ngăn bạn tiếp tục hay không?
*pankration: dạng thi đấu tại đấu trường