“Đây là cách để nghĩ về những thứ số đông đánh giá là “tốt”. Nếu ban đầu, ngươi làm việc với tâm trí mình, cho rằng sự thông thái, tự kiểm soát bản thân, công lý, lòng can đảm là những thứ tốt — với tiền đề như vậy ngươi sẽ không còn đồng ý được với số đông rằng có quá nhiều thứ tốt cần được trải nghiệm trong đời người.”
— MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 5.12
Liệu có gây tranh cãi không khi nói rằng, có những thứ mà mọi người coi trọng (và ép bạn coi trọng) — và có những thứ thực sự có giá trị? Tương tự với việc nghi vấn về sự giàu có và nổi tiếng có thực sự đáng như mọi người hay nói. Và Seneca đã nhận xét trong một vở kịch của mình: “Ước gì trái tim của kẻ giàu có hiện ra với mọi người! Nỗi sợ với sự giàu có đang cháy bùng trong tim họ.”
Trong hàng thế kỷ, sự giàu có đã được coi là liều thuốc tiên trong mắt đám đông — nó sẽ chữa tất cả sự bất hạnh hay vấn đề gì của họ. Làm gì có lý do nào khác khiến họ theo đuổi sự giàu có miệt mài như vậy? Nhưng tiền bạc và địa vị họ mong muốn đều đạt được, họ phát hiện ra mọi thứ không hẳn như họ hy vọng. Sự luẩn quẩn đó cũng đúng với rất nhiều thứ chúng ta thèm muốn mà không thực sự suy nghĩ.
Mặt khác, giá trị “tốt” mà những người theo Chủ nghĩa Khắc kỷ ủng hộ thì đơn giản và trực tiếp hơn rất nhiều: sự thông thái, tự kiểm soát bản thân, công lý, can đảm. Không ai đạt được những phẩm chất thầm lặng này mà lại hối tiếc như người mua hàng cả.