“Không, đây là những sự kiện nảy sinh nỗi sợ hãi — khi người khác có quyền lực hơn mình hoặc có thể ngăn cản mình, thì người đó khiến ta thấy sợ hãi. Một pháo đài bị phá huỷ như thế nào? Không phải bằng sắt hay lửa, mà bằng những phán xét… ta phải bắt đầu từ đây, và chính là từ đây chúng ta phải bảo vệ vững pháo đài và đá văng những kẻ muốn đàn áp.”
— EPICTETUS, DISCOURSES, 4.1.85—86; 87a
Những nhà Khắc kỷ cho chúng ta một tư tưởng tuyệt vời: Cái pháo đài bên trong. Họ tin rằng chính cái pháo đài này sẽ bảo vệ tâm hồn ta. Mặc dù có thể cơ thể vật lý của chúng ta bị tổn thương, mặc dù ta bị Vận mệnh trêu đùa dưới nhiều hình thức, lãnh địa bên trong ta thì không xuyên qua được. Như Marcus Aurelius đã nói “không có sự việc nào có thể tác động đến tâm hồn.”
Nhưng lịch sử dạy ta rằng một pháo đài không thể xuyên qua được nhưng vẫn có thể bị thất thủ, nếu bị bên trong pháo đài có người phản bội. Những người sống phía trong những bức tường — nếu họ là nạn nhân của sợ hãi hoặc tham lam — có thể mở những cánh cổng và để kẻ thù đánh vào. Đây là điều mà nhiều người trong chúng ta làm khi ta bị mất tinh thần và chịu thua trước sợ hãi.
Bạn được ban cho một pháo đài vững chắc. Đừng phản bội lại nó.